watch sexy videos at nza-vids!
KHÔNG ẤN VÀO ẢNH Ở TRÊN
Bphuong,Sextgem.Com _ Đơn Giản Chỉ Là Chia Sẻ
Logo1
Hãy Like Ủng Hộ Bphuong,Sextgem.Com ?Các Bạn Nhé
Admin : Chào bạn . Http://Bphuong,Sextgem.Com Là trang WAP tiện ích miễn phí và an toàn cho Mobile
Http://Baophuong.Vn : Luôn Luôn Cập Nhật Games Mới Cho Hệ Điều Hành Java ,Android ,Ios
Tốp 3 Gamer Mới Miễn Phĩ
ĐẾN CHUYÊN MỤC
Xuống Dưới↓ Bphuong,Sextgem.Com Luôn Miễn Phĩ
Truyện áo trắng


Chương 10

Từ ngày làm quen với cô bé bán bong bóng, Thường cảm thấy các buổi chiều dường như trôi qua nhanh hơn. Những thời khắc chờ đợi tiếng kẻng ra chơi và tiếng kẻng tan trường không dài lê thê như trước.
Mỗi lần nghĩ đến Tài Khôn, Thường thấy lòng vui vui và những lúc đó anh không làm sao ngăn được mình mỉm cười. Cô bé nhí nhảnh và nghịch ngợm lạ. Đi bán bong bóng mà trông cô tươi tỉnh, đùa giỡn cứ như là đi dự hội không bằng.
Thường đoán hoàn cảnh Tài Khôn chắc giống như mình. Hẳn cô bé một buổi đi học, một buổi đi bán bong bóng phụ giúp gia đình. Nhưng khi Thường hỏi thìTài Khôn lắc đầu:
- Buổi sáng em đâu có đi học.
Thường ngạc nhiên:
- Em không đi học thật hả ?
Tài Khôn vung tay:
- Em thèm vào nói dối!
- Không đi học thì em làm gì?
- Thiếu gì chuyện làm! - Tài Khôn bật từng ngón tay, hăng hái kể - Giặt đồ nè, đi chợ nè, lau nhà nè, nấu cơm nè, xách nước nè, trông em nè...
Thường cắt ngang:
- Xíu Muội lớn rồi mà trông gì nữa ?
- Nhỏ Xíu Muội chỉ là em kế thôi! - TàiKhôn nhún vai hệt người lớn - Sau nó,còn hai đứa nữa. Trông tụi chúng mệt xỉu!
Thường chớp mắt:
- Vậy là em một buổi đi bán, một buổi làm việc nhà ?
- Thì em đã nói rồi.
- Vậy là em không còn đi học ?
Tài Khôn chép miệng:
- Ừ em nghỉ học mấy năm nay rồi.
Rồi cô dòm Thường:
- Thế còn anh? Anh vẫn còn đi học phải không?
Không hiểu sao đối với Tài Khôn,Thường chẳng muốn nói dối. Anh khẽgật đầu:
- Ừ, buổi sáng anh đi học. Anh học lớp mười một.
Tài Khôn nháy mắt:
- Hỏi chơi cho vui vậy thôi, chứ lần đầu tiên nhìn thấy anh là em biết liền!
- Xạo đi!
- Xạo anh chi! Tướng anh là tướng học trò, ai mà chẳng biết!
Rồi cô dài giọng chê bai:
- Con trai gì mà da trắng như trứng gà bóc! Con trai phải có nước da đen đen như vầy mới đẹp nè!
Vừa nói Tài Khôn vừa chìa cánh tay ra. Mặc dù vẫn biết Tài Khôn là cô bé vô tư, nghĩ gì nói đó, nhưng sự so sánh bất ngờ của cô tự dưng khiến Thường đâm lúng túng. Quả thật so với Tài Khôn, anh trắng trẻo hơn nhiều, ra dáng một cậu công tử suốt ngày ru rú trong nhà. Trong khi đó, một cô bé đáng tuổi em mình lại phải quanh năm dầm mưa dãi nắng ngoài đường để kiếm tiền giúp đỡ cha mẹ. Ý nghĩ đó khiến Thường khựng lại một hồi lâu. Mãi một lúc, anh mới ấp úng buộc miệng:
- Đi bán một thời gian, anh sẽ đen như em chứ lo gì!

Chương 11

Hóa ra Tài Khôn có hai người anh. Mộtngười trạc tuổi Thường, một người lớn hơn.
Cả hai cũng đều bán bong bóng, Tài Khôn bảo vậy.
Cô bé kể:
- Bong bóng mua trên ngã ba ông Tạ. Mua về, chia ba. Anh Hai em chuyên bán bong bóng phết mủ cao su. Loại này bán đắt nhất. Chơi lâu bể, lại có thể đặtxuống đất đá như đá bóng. Anh Ba thìbán bong bóng bay... Thường ngắt lời:
- Giống như em chứ gì ?
- Giống nhưng mà khác!
- Khác sao ?
Tài Khôn lắc lắc mái tóc:
- Anh Ba mang theo cặp bình hơi và hóa chất, em thì không!
Thường "à" một tiếng:
- Anh hiểu rồi. Cặp bình để bơm bong bóng chứ gì ?
- Ừ.
- Sao em không mang theo ?
Tài Khôn nhún vai:
- Cặp bình đó nặng ì, em ghét chở theo. Vả lại, em thích thổi sẵn bong bóng ở nhà hơn. Em thích chạy xe dưới hàng chùm bong bóng sặc sỡ bay lơ lửng trên đầu. Bộ anh không thấy đẹp sao ?
- Thì đẹp! Nhưng rủi bán nửa chừng, hết bong bóng thì sao ?
- Làm sao hết được! Một buổi bán bao nhiêu có chừng chứ bộ! - Đang nói, TàiKhôn bỗng cười toe - Nhưng nếu hết nửa chừng thì em chạy qua đây bán kẹo kéo phụ anh! Được không?
Thường cũng cười:
- Tất nhiên là được. Nhưng chỉ sợ em bán thì ít mà ăn thì nhiều.
Tài Khôn ngúng nguẩy:
- Bộ anh sợ em ăn cụt vốn của anh hả ?
Thường nheo mắt:
- Anh không sợ cụt vốn. Anh chỉ sợ em sún răng.
- Răng thì ăn nhằm gì! Không có răng, người ta vẫn sống được vậy!
- Nhưng không có răng em sẽ không còn ăn kẹo kéo được nữa. Hơn nữa, sún răng em sẽ hết đẹp.
Tài Khôn "xì" một tiếng:
- Anh chỉ giỏi nịnh! Em có đẹp bao giờ đâu mà hết!
Thường cố ý ngắm nghía cô bé một thoáng, rồi làm bộ gật gù:
- Đúng là em chẳng đẹp lắm. Nhưng mà em có duyên. Trên đời này chẳng ai códuyên bằng em.
Thường không ngờ cô bé tinh nghịch như Tài Khôn cũng có lúc mắc cỡ. NgheThường khen mình có duyên, Tài Khôn bỗng nhiên sững lại. Rồi cô đỏ mặt ù té chạy về chỗ chiếc xe bong bóng.

Chương 12

Từ hôm bị Tài Khôn chê là "bạch diện thư sinh", Thường nóng lòng chờ nắng gió nhuộm nước da mình. Để có nước da "đen đen mới đẹp", hẳn chỉ cần nửa tháng thôi.
Nhưng khi nước da anh vừa bắt đầu "ngả màu", một sự cố xảy ra khiến Thường đành từ bỏ ý định "thay da đổi thịt" đó.
Một hôm, bà Tuệ đột nhiên hỏi thăm chuyện dạy kèm của Thường. Đã dựphòng trước tình huống này, Thường trả lời khá suông sẻ. Và thái độ của anh cũng tự nhiên rất mực.
Vừa trả lời, Thường vừa kín đáo quan sát nét mặt của mẹ. Anh mừng rơn trong bụng khi thấy mẹ vẫn thản nhiên, chẳng tỏ ý gì nghi ngờ.
Tuy nhiên, lúc câu chuyện sắp kết thúc, bà Tuệ bỗng buột miệng nhận xét:
- Dạo này con hơi đen đấy! Trông cứ như người chạy rong ngoài đường!
Câu nói của mẹ khiến Thường nghe lạnh toát sống lưng. Hẳn đó chỉ là sự so sánh tình cờ của mẹ, nhưng dù sao cũng báo động cho Thường phải cẩn thận hơn trong việc giữ gìn bí mật của mình. Anh hắng giọng, trầm tĩnh đáp:
- Chắc dạo này trời nắng gắt, con lại đi dạy vào buổi trưa...
Và Thường thở phào khi thấy mẹ chẳng thắc mắc gì thêm. Bà chỉ chép miệng dặn:
- Từ nay ra khỏi nhà, con nhớ mang theo nón! Lớn rồi, đừng để mẹ phải nhắc từng li từng tí!
Thường ngoan ngoãn:
- Dạ!
Bà Tuệ không biết rằng con trai bà không những vâng lời bà răm rắp mà còn làm quá những gì bà yêu cầu. Không những luôn luôn đội thùm thụp cái nón trên đầu, Thường còn sắm cho mình cả một đôi bao tay màu đen dài đến tận khuỷu. Anh gởi bao tay ở nhà chú Kiến, sắp đi bán lại xỏ vào.
Bây giờ Thường chả ham nghe lời xúi giục của Tài Khôn nữa. Anh phải tìm mọi cách bảo vệ nước da trắng trẻo của anh,nếu không muốn một ngày xui rủi nào đó, hành tung của anh sẽ bị mẹ ngờ vực và khám phá.
Tài Khôn đón nhận chiếc nón trên đầu và đôi găng trên tay Thường bằng cặp mắt tròn xoe kèm với một tiếng kêu khủng khiếp:
- Anh làm cái trò gì vậy ?
Phản ứng thẳng thừng của Tài Khôn khiến Thường đứng chết trân. Mãi một lúc, anh mới cười gượng gạo:
- Trò gì đâu! Chỉ là để che nắng thôi. Mẹ anh sợ anh ốm.
Tài Khôn lại kêu trời:
- Xời ơi! Con trai gì mà...
Đang nói, Tài Khôn ngừng bặt. Có lẽ cô không tìm ra sự so sánh thích hợp. Cô khẽ nheo mắt nhìn Thường:
- Bộ anh hết thích có nước da đẹp rồi hả ?
Thường buồn bã:
- Ừ. Hết thích rồi.
Sự thú nhận xụi lơ của Thường khiến Tài Khôn hết ham "xỉa xói". Cô thở dài:
- Thích hay không là chuyện của anh. Nếu sợ chết thì anh cứ việc đội nón. Nhưng ai đời con trai lại mang bao tay! Cái đó là của con gái!
Thường chống chế:
- Nhưng đây là bao tay... bảo hộ lao động mà!
Thường nói vừa dứt câu, Tài Khôn đã ôm bụng cười:
- Trời đất, bán kẹo kéo mà cũng mang găng bảo hộ lao động! Thật em chưa nghe ai nói chuyện này bao giờ! Hơn nữa, đôi găng của anh đâu phải là găng bảo hộ. Đôi găng dài tới khuỷu thế kia chỉ có thể là găng đi đường của các cô tiểu thư thôi!
Những nhận xét đầy vẻ chế giễu của Tài Khôn khiến Thường xấu hổ muốn chui ngay xuống đất. Nhưng vì không thể chui được, Thường đâm cáu. Anh liền nghiêm mặt:
- Thôi, em nhạo báng anh như vậy là đủ rồi! Đây là chuyện riêng của anh, em không nên châm chọc nữa!
Thấy Thường lộ sắc giận, Tài Khôn đâm hoảng.
Ngay lập tức, vẻ cười cợt trên mặt cô biến mất. Thay vào đó là những lời xin lỗi rối rít:
- Em nói chơi vậy thôi chứ đâu có ý nhạo báng anh! Thôi, cho em xin lỗi nghen! Em không nói như vậy nữa đâu!
Nói một tràng, thấy Thường vẫn im lặng, Tài Khôn liền hốt hoảng cầm tay anh lay lay, giọng suýt khóc:
- Bộ anh giận em thật hả ? Em xin lỗi anh rồi mà!
Thấy Tài Khôn bắt đầu rơm rớm nước mắt, Thường hắng giọng:
- Làm gì mà quýnh lên vậy! Anh không giận em đâu! Nghe vậy, Tài Khôn toét miệng cười. Bây giờ những giọt lệ cố nén cũng vừa trào ra khỏi khóe mắt cô và chậm rãi lăn tròn trên má, chảy xuống miệng cười của cô. Thường chợt nhớ đến một câu vè hồi nhỏ, liền buột miệng chọc:
- Ơ, vừa khóc vừa cười ăn mười cục...
Thường nói chưa dứt câu, Tài Khôn đã đấm thùm thụp vào lưng anh:
- Không có nói bậy à nghen! Thường mỉm cười:
- Anh có nói bậy gì đâu! Anh định nói là ăn mười cục... kẹo kéo chứ bộ!
- Hứ!
Tài Khôn "hứ" một tiếng và đưa tay quệt nước mắt. Tự nhiên Thường cảm thấy lòng nao nao. Hình ảnh lau nước mắt của một người con gái vừa khóc bao giờ cũng khiến lòng dạ Thường bỗng nhiên mềm đi. Hồi bé, mỗi lần chọc Nhi khóc, Thường cũng trải qua những cảm giác như vậy. Lúc Nhi khóc, anh ghét nó dễ sợ. Lúc đó, mặt mày nó nhăn nhó, xấu xí, nước mắt nước mũi nhòe nhoẹt, nhất là khi nó cố ý rống thật to cho mẹ nghe thấy mà phạt anh, cổ họng nó mở lớn đến mức thấy cả lưỡi gà bên trong. Vậy mà đến khi nó nín, nhìn nó vừa sì sụt vừa đưa tay chùi nước mắt, Thường bỗng dưng thấy thương nó ghê gớm. Lúc đó bao giờ Thường cũng tìm cách làm cho Nhi hài lòng, kể cả việc đau khổ nhường nhịn phần quà bánh của mình.
Bây giờ cũng vậy. Anh nhìn Tài Khôn bằng ánh mắt xốn xang và dịu dàng hỏi:
- Em ăn kẹo kéo không?
Tài Khôn chớp mắt:
- Anh định "hối lộ" em hả ?
- Đâu có! Nếu em thích ăn thì anh kéo cho!
Tài Khôn lắc đầu:
- Em không ăn đâu! Đâu phải lúc nào em cũng thích ăn kẹo kéo của anh!
- Chứ bi giờ em đang thích gì ?
Tài Khôn lém lỉnh:
- Bây giờ hả ? Bây giờ thì em thích có một đôi găng tay "bảo hộ lao động" như của anh!
Thường hứ giọng:
- Rồi! Em lại chọc anh nữa rồi!
Sực nhớ ra, Tài Khôn liền rụt cổ vàđưa tay lên côc' đầu mình một cái:
- Chết! Em lại quên khuấy đi mất!
Điệu bộ của Tài Khôn khiến Thường phì cười. Anh vui vẻ:
- Nói vậy chứ em muốn chọc anh thì cứ chọc! Anh không giận đâu!
Tài Khôn tròn mắt:
- Anh không giận thật hả ?
- Thật.
- Thật thì em... không chọc anh nữa đâu!
Nói xong, Tài Khôn lại khúc khích cười. Bao giờ cô bé cũng cười. Khóc như khi nãy, thật là hiếm hoi!

Chương 13

Mới đó mà đã nửa tháng. Bây giờ Thường đã là một thành viên thân thuộc trong đội ngũ những người bán dạo trước cổng trường và là một người quen của lũ học trò cấp một.Càng ngày anh càng thích nghi và trưởng thành dần trong nghề nghiệp của mình.Đã không còn những ngày bán huề vốn hoặc lỗ lã như thời gian đầu. Bà Tuệ và bé Nhi vẫn chưa hay biết gì. Chiếc nón rộng vành và đôi găng tay từ khi xuất hiện đã góp phần không nhỏ vào việc tẩy xóa những dấu vết đáng ngờ trên người Thường.
Nhưng như ông bà nói "mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên", sự đời lắm lúc không tài nào lường nổi. Đúng vào lúc Thường đinh ninh hành tung của mình không thể bị phát giác, bất thần anh đụng phải... người quen, lại đụng ngay trước cổng trường Phương Nam, nơi anh đang hành nghề, thật là xui rủi.
Hôm đó, Thường đang nấn ná bán nốt phần kẹo cuối cùng cho bọn trẻ vừa tuôn ra khỏi cổng giờ tan học. Theo một thói quen không rõ nguồn gốc, vào giờ khắc này Thường thường bán rất rẻ, do đó bọn trẻ bu lại khá đông.
Chung quanh Thường, lố nhố trước cổng là những bậc cha mẹ vừa vội vã rời sở làm để kịp đón con. Những ngày đầu, Thường còn thấp thỏm và kín đáo quan sát những người này, nhưng rồi sau một thời gian chẳng bắt gặp ai quen, Thường không còn nơm nớp lo sợ nữa, thậm chí anh chẳng buồn mảy may để tâm đến họ.
Nhưng đúng vào ngày xúi quẩy nọ, lúc Thường còn đang loay hoay tìm tiền lẻ để thối lại tờ bạc hai ngàn của một thằng bé thì bỗng có tiếng thúc giục vang lên bên tai:
- Lẹ lên Đạo! Em làm gì lâu vậy ?
- Chị chờ em chút! Em đang đợi thối tiền! - Thằng bé đáp.
- Thôi khỏi! Chị có tiền lẻ đây nè!
Vừa nói, người con gái vừa bật chống xe đánh "tách" một cái và xăm xăm bước lại. Ngay từ khi cô gái vừa lên tiếng, Thường đã giật bắn người khi nhận ra giọng nói quen thuộc của Thủy Tiên, cô bạn cùng lớp với mình. Phát hiện đó khiến anh vô cùng sửng sốt. Từ khi đứng bán ở đây, chưa bao giờ Thường thấy Thủy Tiên xuất hiện, thậm chí anh không nghĩ điều đó lại có thể xảy ra. Vậy mà bây giờ đột nhiên Thủy Tiên lại có mặt, lại gọi một thằng bé ở trường này bằng em và lại đang hăm hở tiến về phía Thường.
Sự việc xảy ra bất ngờ đến mức Thường chẳng thể tránh đi đâu được. Anh chỉ có cách cúi gằm mặt xuống, hy vọng vành nón sẽ che khuất tầm mắt người đối diện.
Bây giờ thì Thủy Tiên đã đứng ngay trước mặt anh. Cô hỏi:
- Khúc kẹo kéo vừa rồi bao nhiêu vậy chú ?
Hẳn cách ăn mặc xộc xệch của Thường khiến Thủy Tiên ngỡ anh đã lớn tuổi lắm. Cách xưng hô của Thủy Tiên khiến Thường càng bối rối. Anh ấp úng:
- Không... khô... ô... ông, à... bă trăm...
Sự lúng túng của Thường làm Thủy Tiên ngạc nhiên. Cô khẽ liếc nhìn anh và bật kêu sửng sốt:
- Kìa Thường!
Thường điếng cả người. Rồi biết không thể giấu giếm được nữa, anh khẽ lật vành nón lên, gượng gạo:
- Thủy Tiên đi đâu đây ?
- Thủy Tiên đi đón em. Em Thủy Tiên học trường này.
- Sao trước nay tôi không gặp Thủy Tiên?
- Trước nay mẹ Thủy Tiên đi đón. Hôm nay mẹ bận nên sai Thủy Tiên đi.
Bây giờ Thường mới để ý chiếc Cúp 82 màu xanh dựng bên lề đường. Đúng là chiếc xe quen thuộc mà Thường hằng thấy. Hẳn người đàn bà trước nay đi đón con trên chiếc xe đó là mẹ Thủy Tiên.
- Còn Thường! - Thủy Tiên ngập ngừng hỏi - Trước nay Thường vẫn...
Thủy Tiên không nói hết câu. Cô ngắc ngứ một hồi rồi im bặt. Sự ý tứ của Thủy Tiên chẳng hiểu sao lại làm Thường đâm ra bực dọc. Anh trả lời, giọng khích động:
- Ừ, trước nay tôi vẫn đi bán kẹo kéo! Nhà nghèo, đành phải vậy thôi!
Thủy Tiên định đứng nói chuyện với Thường thêm ít phút nữa nhưng thấy Thường bỗng nhiên cáu kỉnh, lại còn nói cạnh nói khóe sự giàu có của gia đình mình, cô đành tặc lưỡi cáo lui.
Thường không biết sự gặp gỡ bất ngờ đó đã khiến lòng dạ cô bạn cùng lớp với anh xốn xang vô kể. Trên suốt đường về, cô chỉ nghĩ tới anh và cảm thấy vô cùng áy náy về sự khác biệt lớn lao giữa cô và anh trong cuộc sống. Lần đầu tiên, cô không chỉ nghĩ đến bản thân mình.

Chương 14

Hôm sau, Thường đến lớp trong một tâm trạng rối bời. Anh có cảm tưởng cả thế giới đều đã biết mỗi buổi chiều anh vẫn âm thầm đi bán kẹo kéo. Bạn bè trong lớp sẽ nhìn anh bằng ánh mắt thương hại, thậm chí, thậm chí khinh thị và dè bỉu. Biết đâu sẽ chẳng có đứa tinh nghịch trêu anh:
- Ê, Thường kẹo kéo!
Quá quắt hơn, chúng sẽ đem lời rao cổ xưa của nghề bán kẹo kéo ra ngâm ngợi:
- Cô nào thấp thấp lùn lùn
Ăn hào kẹo kéo sẽ đùn lên cao!

Đến lúc đó, hẳn Thường chỉ có cách bỏ học. Nhưng chắc chắn mẹ sẽ không đồng ý. Mẹ xưa nay vốn nghiêm khắc, Thường đâu dám cãi lời. Như vậy, anh sẽ tiếp tục dẫn xác đến lớp để nghe bạn bè chòng ghẹo. Và rồi anh học sẽ chẳng ra ôn gì cả. Mẹ sẽ buồn, sẽ ốm. Rốt cuộc anh chẳng giúp gì được mẹ mà còn làm mẹ khổ sở thêm.

Những ý nghĩ xám xịt đó cứ bám lấy đầu Thường và vẽ lên trong trí anh một tương lai vô cùng u ám. Tự nhiên anh đâm ra giận Thủy Tiên. Nếu hôm qua, cô không lò dò đến trường Phương Nam thì mọi việc đâu đến nỗi. Nếu hôm qua, ừ, nếu hôm qua...

Thường vừa đạp xe vừa nghĩ ngợi. Anh đạp uể oải, lười nhác. Hôm nay Thường cố tình đi trễ. Anh sợ đến sớm, khi lớp chưa vào học, tụi bạn sẽ nhao nhao lên và tha hồ chọc ghẹo. Đến muộn, dù sao cũng an tâm hơn. Có thầy giáo trong lớp, sẽ chẳng ma nào dám hó hé.

Khi vào chỗ ngồi, Thường khẽ liếc chung quanh, nơm nớp chờ một tia nhìn khác lạ. Nhưng anh chẳng thấy gì. Tụi bạn đứa nào đứa nấy đang cắm cúi chép bài. Chỉ có tiếng lật tập sột soạt, ngoài ra, chẳng có tiếng động khả nghi nào khác.

Thường dần dần bình tĩnh trở lại. Không khí yên lặng của lớp học có vẻ như chưa ai hay biết gì. Cũng có thể lũ bạn làm bộ thế thôi, đợi đến lúc ra chơi tụi nó mới bắt đầu khai hỏa.

Dù sao thì cũng mặc! Đằng nào mình cũng phải mài đũng quần trên cái ghế này cho đến hết năm nay! Thường nhún vai lẩm bẩm và thò tay vào ngăn bàn lấy tập ra.

Đang sờ soạng, Thường bỗng chạm tay phải một mảnh giấy. Anh cầm lên và tò mò mở ra xem. Trong đó, vỏn vẹn có một dòng: "T.T. muốn gặp Thường. Ra chơi, T.T. đợi ở căng tin".

Thường thở phào. Nét chữ lạ, nhưng rõ ràng tác giả là Thủy Tiên. Và khi Thủy Tiên đã dám gặp Thường có nghĩa là cô chưa hé răng về bí mật của anh cho bất cứ ai.

Khi nỗi lo bị bạn bè phát giác lắng xuống, lòng Thường lại dấy lên một băn khoăn mới. Anh không hiểu Thủy Tiên định gặp anh để làm gì. Trong lớp, Thủy Tiên là một trong những nữ sinh xinh xắn, thường bị bạn trai trêu chọc. Tuy vậy, Thường chưa bao giờ mở miệng ghẹo cô. Trong học tập, Thủy Tiên không có gì nổi bật, học lực trung bình. Về Thủy Tiên, Thường chỉ biết có chừng đó. Anh hoàn toàn mù tịt về tính tình và cá tính của cô, chỉ biết đại khái đó là một cô gái vui vẻ, thích cười đùa trong lớp, nói chung là dễ ưa. Vậy thôi.

Trước nay, Thường vẫn thỉnh thoảng nói chuyện với Thủy Tiên như bao bạn gái khác. Những câu chuyện qua loa, chẳng đậm đà và chẳng để lại ấn tượng gì. Thủy Tiên thuộc về gia đình khá giả, cách ăn mặc và phục sức của cô nói lên điều đó, dù rằng nhìn thoáng qua bề ngoài trông cô chẳng khác gì các nữ sinh cùng lớp. Đó cũng là lý do khiến từ trong thâm tâm, Thường chưa bao giờ xem Thủy Tiên là một người bạn gần gũi. Từ ngày anh đi bán dạo, khoảng cách đó mặc nhiên tăng lên.

Vậy mà bây giờ Thuỷ Tiên lại đòi gặp anh. Cô muốn nói gì với anh sau cuộc gặp gỡ tai hại kia ? Thương hại, dè bỉu hay khuyên can? Suốt trong hai tiết học đầu, Thường nhấp nhổm như ngồi trên lửa và suy diễn mọi thứ, những chuyện có thể xảy ra và những chuyện thuần tưởng tượng.

Hóa ra Thủy Tiên nói như thế này, sau khi Thường bước vào căng-tin:
- Sáng nay Thủy Tiên thấy Thường có vẻ lo lắm. Nhưng Thường đừng ngại. Thủy Tiên chẳng nói với ai đâu.

Không hiểu sao mỗi khi nghe Thủy Tiên nói với mình bằng cái giọng che chở tế nhị, Thường lại đâm bực bội. Không phải lần đầu tiên Thường rơi vào trạng thái bị kích thích này. Anh hừ mũi, xẳng giọng:
- Thủy Tiên muốn nói cứ nói! Tôi đâu có đi ăn cắp ăn trộm mà phải sợ ai!

Thái độ lạnh lùng của Thường khiến Thủy Tiên đâm bối rối. Sau một thoáng trấn tĩnh, cô chớp mắt nhìn anh, giọng buồn buồn:
- Sao Thường lại giận dỗi với Thủy Tiên? Thường có biết là việc làm của Thường khiến Thủy Tiên suy nghĩ rất nhiều không?

Câu hỏi hàm ý trách cứ của Thủy Tiên làm Thường bỗng ngượng ngập. Tự nhiên anh thấy sự bực dọc của mình thật vô lý và trẻ con. Không biết đối đáp làm sao, Thường đành ngồi lặng thinh.

Thủy Tiên tiếp tục bộc bạch những suy nghĩ của mình:
- Thủy Tiên thấy mình kém Thường xa. Thường vừa vất vả làm thêm phụ gia đình lại vừa học giỏi. Trong khi Thủy Tiên chẳng phải làm gì, chỉ có mỗi việc chơi và học, vậy mà học chẳng khá nổi...

Trước giọng tâm sự của Thủy Tiên, lòng Thường dần dần dịu lại. Hóa ra Thủy Tiên tốt bụng và biết điều hơn mình nghĩ, Thường áy náy nhủ bụng. Và anh khẽ hắng giọng:
- Muốn học giỏi đâu có khó gì! Bây giờ khối chỗ dạy thêm!
- Thì Thủy Tiên vẫn đi học thêm đấy chứ! Mà có giỏi gì đâu!
Thường mỉm cười:
- Hay là tại mình?
Thủy Tiên cũng cười:
- Không phải tại Thủy Tiên đâu! Tại lớp học thôi! Lớp học nào cũng đông quá, nhiều chỗ không hiểu, Thủy Tiên cũng không dám hỏi lại thầy.
- Thủy Tiên mắc cỡ chứ gì?
- Ừ. Ai cũng hiểu, chỉ có mình không hiểu, đứng lên hỏi kỳ thấy mồ!
- Có gì đâu mà kỳ! Đã học thì phải hỏi! Người ta bảo "học hỏi" mà lại!
Thủy Tiên tặc lưỡi:
- Thì Thủy Tiên cũng biết vậy. Nhưng Thủy Tiên vẫn cứ thấy ngài ngại làm sao! Dù sao hỏi bạn bè cũng dễ hơn hỏi thầy cô nhiều!

Không hiểu ý tứ trong câu nói của Thủy Tiên, Thường thản nhiên buột miệng:
- Tất nhiên rồi! Người ta bảo "Học thày không tày học bạn" mà!
Chỉ đợi có vậy, Thủy Tiên mỉm cười nhìn Thường:
- Vậy Thường kèm Thủy Tiên học nghen?
- Tôi ? - Thường sửng sốt.
- Thì Thường chứ sao! Học thày không tày học bạn mà!
Thủy Tiên ranh mãnh nhắc lại câu nói khi nãy khiến Thường đâm lúng túng. Anh chưa kịp trả lời thì Thủy Tiên lại nói tiếp:
- Nếu học với Thường, chẳng mấy chốc Thủy Tiên giỏi lên cho mà coi!
Nghe vậy, Thường phát hoảng:
- Nhưng mà tôi đâu có thì giờ!
- Thì Thường đừng đi bán kẹo kéo nữa! - Thủy Tiên khẽ chớp mắt - Thay vì đi bán, Thường kèm Thủy Tiên học. Học trả học phí đàng hoàng chứ bộ!

Câu cuối cùng, Thủy Tiên cố nói bằng một giọng nửa đùa nửa thật. Cô muốn giúp Thường nhưng lại sợ anh tự ái. Cô tránh nhắc đến chữ "tiền", e sỗ sàng. Gọi "học phí" dù sao nghe cũng êm tai hơn.

Nào ngờ Thường lắc đầu nguầy nguậy:
- Không được đâu!
- Sao lại không được?
Thường nhăn nhó:
- Bạn bè ai lại nói đến chuyện tiền bạc! Nếu tôi kèm cho Thủy Tiên học, cũng chỉ là giúp đỡ nhau thôi!
Rồi Thường phân vân nói thêm:
- Thôi, được rồi! Nếu Thủy Tiên có ý định như vậy, tôi sẽ đến kèm giúp Thủy Tiên vào buổi tối...
- Thế còn buổi chiều ? - Thủy Tiên ngắt lời Thường.
- Thì Thủy Tiên biết rồi đó! - Thường chép miệng - Buổi chiều tôi phải đi làm thêm!

Vừa nói, Thường vừa liếc Thủy Tiên. Anh ngạc nhiên khi thấy Thủy Tiên xịu mặt xuống. Cô chẳng tỏ vẻ gì vui mừng trước sự nhận lời dạy kèm của anh. Môi cô mím lại, ra chiều suy nghĩ. Thật khó hiểu, Thường ngẩn ngơ tự nhủ.

Thường không biết Thủy Tiên chỉ muốn Thường kèm cô học vào buổi chiều. Để anh khỏi phải đi phải đi bán kẹo kéo. Để anh khỏi phải nhọc nhằn mưa nắng kiếm từng trăm bạc lẻ. Tiền thì cô sẽ trả và nếu không nhiều hơn thì cũng không ít hơn khoản thu nhập từ nghề bán dạo của anh. Thế nhưng thiện ý của cô đã không thành.

Thường chỉ nhận kèm cô vào buổi tối, lại dạy không công. Trong khi đó, buổi chiều anh vẫn phải gò lưng đạp xe đi bán. Như vậy thì cô chẳng giúp được gì cho Thường, lại làm anh vất vả thêm.

Thường không thể nào đọc được những ý nghĩ trong đầu Thủy Tiên nên thấy cô trầm ngâm, anh đành ngồi im lặng ngắm những viên đá đang tan dần dưới đáy ly.



Trang chủ
mSub - Dịch Vụ Giải Trí Nóng Bỏng, Hấp Dẫn Đầy Đam Mê
Tải và dùng miễn phí Clips hot, sexy ngây ngất cùng sự kiện scandan, kịch tính cực phê....
Lên Trên↑
Công Cụ: Khuyên Dùng Khi Không Tìm Thấy Files
Wap Download Miễn Phĩ
© Copyright 2012- 2013 By Phương Nguyễn ®
Thank's To Sextgem
XÂY DỰNG MỘT WAP MIỄN PHÍ
TRÊN DI ĐỘNG

WWW.Bphuong.Sextgem.Com
KHÔNG ẤN VÀO ẢNH Ở DƯỚI